Trong thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực có chiều hướng diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ xung đột giữa một số quốc gia, vùng lãnh thổ; tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát với các biến chủng mới. Tuy nhiên, tình hình trong nước có nhiều diễn biến tích cực, hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh đã ổn định và phát triển, dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát. Phát huy những kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, tranh thủ sự ủng hộ, tạo điều kiện của Thành phố, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hà Nội và sự tham gia nhiệt tình của đông đảo hội viên và các tầng lớp nhân dân, Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan thành phố Hà Nội xây dựng chương trình công tác toàn khóa để thực hiện các nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Hội hữu nghị Việt Nam - Thái lan thành phố Hà Nội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2022-2027 đề ra.
II. Mục tiêu chung
- Xây dựng, phát triển Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan thành phố Hà Nội về cả số lượng và chất lượng. Huy động các nguồn lực để đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào hội, hiểu biết về văn hoá - kinh tế - khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Thái Lan nói chung, thành phố Hà Nội và Bangkok nói riêng.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan Thành phố Hà Nội và các Hội hữu nghị ở các Tỉnh thành khác.
CÁC CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
I - Các mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu trong nhiệm kỳ 2022-2027
1. Công tác phát triển Hội
- Phấn đấu đến năm 2027 kết nạp, phát triển mới được từ 3-5 chi Hội
- Mỗi chi hội phấn đấu duy trì và tăng hội viên hàng năm.
2. Hoạt động của Hội
- Tham dự đầy đủ các hoạt động của Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan và các hoạt động có liên quan của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội.
- Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm thường niên: Ngày thành lập Hội, Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chúc mừng Đại sứ quán Thái Lan tại Hà Nội nhân dịp Quốc khánh; gặp gỡ nhân dịp Tết Nguyên đán cổ truyền, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thái Lan;
- Sơ kết, tổng kết hàng năm hoạt động của Hội và các chi hội trực thuộc;
- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá của Hội, chi hội: Tham quan, học hỏi giao lưu văn hoá - kinh tế - khoa học tại các tỉnh thành hoặc tại Thái Lan;
- Các hoạt động khác dành cho hội viên phù hợp với tình hình, thời gian toàn khoá của Hội.
II. Nhiệm vụ và giải pháp
1. Công tác phát triển Hội
a) Phát triển số lượng chi hội trực thuộc
- Phân công trách nhiệm trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành chịu trách nhiệm về công tác phát triển hội viên, các chi hội trực thuộc.
- Xây dựng kế hoạch hàng năm, tổ chức rà soát, thống kê các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, trường học có các hoạt động giao lưu, kinh tế thương mại, giáo dục đào tạo, văn hoá - xã hội trực tiếp với Thái Lan cũng như các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đến từ Thái đang học tập, làm việc, sinh sống tại Hà Nội.
- Tổ chức tuyên truyền về chức năng, mục đích, hoạt động của Hội đến rộng rãi các đối tượng có tình cảm, yêu mến nước Thái Lan; vận động tham gia các chi hội hoặc thành lập các chi hội, khuyến khích tham gia các hoạt động chung của Hội.
b) Phát triển số lượng hội viên
- Các chi hội trực thuộc rà soát, xây dựng danh sách hội viên trực thuộc, thông tin liên quan. Chủ động tiến hành rà soát trong hội viên để phát hiện những cá nhân có tình cảm với nước Thái Lan, đã từng học tập, sinh sống, nghiên cứu tại Thái Lan để vận động tham gia Hội.
- Tăng cường công tác tham mưu Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội các giải pháp, sáng kiến để đẩy mạnh hoạt động Hội của các chi hội, hội viên.
- Chủ động liên hệ với các doanh nghiệp, trường học, tổ chức chính trị - xã hội có hoạt động trao đổi trực tiếp với Thái Lan để cập nhật thông tin các đối tượng, thành phần đủ điều kiện để vận động gia nhập Hội.
- Xây dựng hệ thống biểu mẫu, đơn thống nhất, thông tin hội viên gửi đến các chi hội để kịp thời cung cấp cho người có nhu cầu tham gia.
2. Hoạt động của Hội
Tiếp tục củng cố và mở rộng tổ chức của Hội trên cơ sở kiện toàn và bổ sung Ban Chấp hành và Ban Thường vụ, phát triển thêm các chi hội mới trong các ngành công nghiệp, y tế và các quận, huyện, trường học, cố gắng phát huy sức mạnh tập thể của các chi hội trong công tác phát triển hội viên.
2.1. Tham gia các hoạt động của Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan và Liên hiệp hội hữu nghị thành phố Hà Nội
Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Hội và tham gia đầy đủ, nhiệt tình vào các hoạt động hoà bình, hữu nghị do Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Hà Nội, Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam - Thái Lan tổ chức.
2.2. Các hoạt động thường niên
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động, quảng bá hình ảnh và những thành tựu đạt được trong quá trình đổi mới hội nhập về đất nước con người Việt Nam, Thủ đô Hà Nội, tăng cường các hoạt động giao lưu hữu nghị về cả bề rộng và chiều sâu.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động nhân dịp những ngày lễ, tết và Quốc khánh của Việt Nam và Thái Lan. Tổ chức các cuộc giao lưu hữu nghị với nhiều nội dung phong phú, đa dạng nhằm tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa nhân dân hai nước và hai Thủ đô. Tổ chức toạ đàm với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của hai nước để tìm hiểu, giao lưu về các mô hình kinh tế của Thái Lan, mở rộngtìm kiếm các cơ hội hợp tác, đầu tư xây dựng đất nước Thái Lan và Việt Nam.
- Kết hợp với Đại sứ quán Thái Lan và Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam - Thái Lan tổ chức cuộc thi viết tìm hiểu về đất nước và con người Thái cho đối tượng là học sinh và sinh viên trong cả nước nhân các ngày lễ, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam - Thái Lan.
- Vận động các chi hội xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, chú trọng đến duy trì và phát triển số lượng hội viên mới. Tổ chức sơ kết, tổng kết hàng năm hoạt động của Hội và các chi hội trực thuộc trên cơ sở kế hoạch hoạt động hàng năm của các chi hội.
- Các Ban của Hội chủ động xây dựng các chương trình hoạt động theo từng năm, tập trung việc đẩy mạnh quan hệ theo lĩnh vực được phân công, định kỳ 06 tháng.
2.3. Tổ chức các hoạt động giao lưu học hỏi chia sẻ kinh nghiệm giữa các chi hội trong và ngoài nước
Phát huy vai trò làm cầu nối về quan hệ hợp tác kinh tế, văn hoá, thể thao, du lịch… giữa hai nước và hai Thủ đô dưới nhiều hình thức và nội dung thiết thực. Tổ chức đoàn thăm Thái Lan, đón đoàn Thái Lan vào thăm và làm việc tại Việt Nam cũng như các hoạt động giao lưu tại các tỉnh, thành khác.
2.4. Vận động sự ủng hộ tinh thần, vật chất của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cho các hoạt động của Hội
Chú trọng các hoạt động nhân đạo của Hội, vận động các nguồn tài trợ để góp phần giúp đỡ các đối tượng nghèo khó và vùng bị thiên tai. Tăng cường sự thăm hỏi giúp đỡ về tinh thần và vật chất trong nội bộ Hội, tạo sự gắn bó thân thiết giữa các thành viên của Hội.
3. Giải pháp thực hiện và nâng cao chất lượng hoạt động
- Phát huy vai trò người đứng đầu của Hội là Ban Thường vụ, Ban Chấp hành hội; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội trong việc tổ chức hoạt động của Hội và các chi hội trực thuộc.
- Nâng cao sự gắn kết trong Ban chấp hành Hội, củng cố thêm sự gắn kết giữa Hội với Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam.
- Xây dựng các tiêu chí cụ thể quy định về tổ chức Hội, chi hội để củng cố tổ chức, xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động rộng rãi đến hội viên và các đối tượng, tổ chức bằng nhiều hình thức về chức năng, hoạt động của Hội.
- Khuyến khích các cách làm sáng tạo của các chi hội, hội viên.
- Tiếp tục rà soát, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản, các quy chế, quy định về Hội, chi hội trực thuộc, tạo khung hoạt động thống nhất từ Hội đến các chi hội trực thuộc; Tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của cấp trên để đề xuất các cơ chế, chính sách ưu tiên cho các hoạt động của hội, chi hội trực thuộc.
- Thường xuyên theo dõi, đánh giá việc thực hiện theo kế hoạch đề ra của các chi hội; Tiến hành sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm; Kịp thời động viên, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích tốt có đóng góp quan trọng cho sự phát triển, hoạt động của Hội.
- Ban thường vụ, Ban chấp hành Hội duy trì chế độ họp tối thiểu 2 lần/năm: 01 kỳ họp gắn với sơ kết, 01 kỳ họp gắn với tổng kết, ngoài ra Chủ tịch có thể triệu tập họp bất thường nếu có nhiệm vụ đột xuất hoặc tùy điều kiện sẽ gắn với hoạt động cụ thể. Ủy viên BCH vắng mặt các kỳ họp liên tiếp đề nghị thôi không tham Ban chấp hành.
Phần thứ ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Phân công
1. Ban Thường vụ
- Tổ chức Hội nghị quán triệt nội dung Chương trình đến các hội viên, chi hội trực thuộc.
- Hàng năm tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, bổ sung phương hướng, nội dung chương trình của những năm tiếp theo, tổng kết chương trình vào cuối nhiệm kỳ.
2. Ban Chấp hành
Là cơ quan thường trực, giúp Ban Thường vụ Hội trong việc chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình, tổ chức sơ kết hàng năm, kết thúc chương trình, tổ chức tổng kết đánh giá kết quả, tổ chức thực hiện chương trình. Đề xuất hình thức khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân làm tốt.
3. Các chi hội
Căn cứ nội dung chương trình, xây dựng kế hoạch cụ thể các nội dung công việc, tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm bảo đảm việc thực hiện đạt hiệu quả, thiết thực.
4. Văn phòng Hội
Tham mưu Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội triển khai thực hiện chương trình. Định kỳ tổng hợp báo cáo, đề xuất những vấn đề mới cần điều chỉnh bổ sung để Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội xem xét quyết định theo thẩm quyền.
II. Tiến độ thực hiện
1. Ban Thường vụ Hội tổ chức hội nghị quán triệt Chương trình, chỉ đạo, hướng dẫn các chi hộixây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện; Các chi hội xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình trong Quý IV/2022.
2. Hàng năm, Ban Thường vụ Hội hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các chi hội trực thuộc việc tổ chức thực hiện Chương trình, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện của từng giai đoạn và dự kiến kế hoạch năm sau phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Tổ chức tổng kết chương trình trước kỳ Đại hội Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan thành phố Hà Nội lần thứ VII nhiệm kỳ 2027 - 2032.
|