HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM - THÁI LAN TP HÀ NỘI
HNP - Thường Tín là một huyện thuần nông, dân sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Những năm qua, tận dụng thế mạnh đất đai, Huyện ủy Thường Tín đã có nhiều chủ trương để chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, coi trọng việc duy trì, bảo tồn và phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề tạo tiền đề để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2011 - 2020.
Thường Tín phát triển làng nghề tạo cơ sở để hoàn thành mục tiêu nông thôn mới - Ảnh 1
Nghề mây tre đan ở Ninh Sở giải quyết việc làm cho nhiều lao động

 

 

Hiện nay, Thường Tín có 126/126 làng có nghề (tỷ lệ 100%) với trên 1,6 vạn gia đình tham gia sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, 44 làng đã đạt tiêu chí được công nhận làng nghề của thành phố như: thêu Quất Động, Thắng Lợi; mây, tre đan Ninh Sở; sơn mài Hạ Thái; điêu khắc Hiền Giang; tiện gỗ Nhị Khê; mộc cao cấp Vạn Điểm; chăn ga Tiền Phong ... Nhiều sản phẩm của các làng nghề đã và đang xuất khẩu sang các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Theo thống kê của Phòng Kinh tế huyện Thường Tín, từ năm 2000 đến nay, sản xuất Công nghiệp - TTCN có bước phát triển khá. Năm 2010, giá trị sản xuất CN-TTCN ước đạt 1.740 tỷ đồng, tăng 3,38 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng bình quân 27,7%/năm; sản xuất, kinh doanh của các làng nghề ổn định và phát triển. Công tác khuyến công thường xuyên được quan tâm và thực hiện có hiệu quả; các cụm, điểm công nghiệp làng nghề phát triển. Trong 5 năm đã thu hút 109 doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện, 364 hộ sản xuất kinh doanh tại các cụm, điểm công nghiệp với tổng nguồn vốn đăng ký 5.552 tỷ đồng, trong đó số vốn thực hiện 4.719 tỷ đồng. Làng nghề giải quyết từ 75 85% lao động nông thôn. 
Bên cạnh đó, để phát triển làng nghề theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, huyện Thường Tín đã quy hoạch chi tiết 2 khu công nghiệp: Phụng Hiệp, Bắc Thường Tín và một cụm công nghiệp (Hà Hồi-Quất Động); hoàn thành xây dựng hạ tầng và giao đất tại 6 cụm công nghiệp làng nghề tại: Liên Phương, Quất Động, Hà Bình Phương, Duyên Thái, Quất Động mở rộng, Ga Lưu Xá; 4 điểm công nghiệp ở 4 xã: Vạn Điểm, Duyên Thái, Ninh Sở, Tiền Phong.
Để phát huy thế mạnh của các làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới trong những năm tiếp theo, huyện Thường Tín tiếp tục triển khai công tác quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp làng nghề. Thường Tín phấn đấu trong giai đoạn 2010 - 2015 toàn huyện có 13 xã cơ bản đạt tiêu chí NTM. Tiếp tục triển khai xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển CN-TTCN. Đồng thời có chính sách khuyến khích các hộ sản xuất, các cơ sở sản xuất nhỏ trong làng nghề đi vào chiều sâu để đổi mới thiết bị, hiện đại hóa công nghệ truyền thống để sản xuất ra sản phẩm có đủ sức cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. 

Trong chương trình xây dựng NTM, để thực hiện được nhóm tiêu chí về sản xuất, huyện đã xây dựng giải pháp lập dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn cho các hộ gia đình, chủ trang trại, HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn nông thôn. Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến công, đẩy mạnh các hoạt động dạy nghề và truyền nghề, nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn, giúp các hộ tiếp cận các dịch vụ, ứng dụng kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao nhận thức để phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn trên địa bàn các xã; hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng các mô hình sản xuất mới, ngành nghề nông thôn về máy móc thiết bị, công cụ sản xuất, thị trường, vật tư nhiên liệu, khoa học kỹ thuật. Đồng thời, huyện sẽ hỗ trợ các làng nghề tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước; từng bước triển khai xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, xây dựng trung tâm thương mại làng nghề tập trung; thành lập các quỹ tín dụng nhân dân tại các xã nghề để hỗ trợ vay vốn cho nông dân; phát triển mạng lưới giao thông... Thường Tín phấn đấu giá trị sản xuất CN-TTCN tăng bình quân 24%/năm; giá trị thương mại - dịch vụ tăng bình quân 18,0%/năm

 

HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM - THÁI LAN TP HÀ NỘI
 
 

 

 

Top